Hướng dẫn đăng ký Mã số mã vạch
Mã số mã vạch là gì
Mã số mã vạch (MSMV) là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được.
Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được.
Bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng.
MSMV được in trực tiếp lên đối tượng cần quản lý như thương phẩm, vật phẩm, các thùng hàng để giao nhận/ vận chuyển.
Các loại Mã số mã vạch GS1
Các loại mã số GS1 gồm:
- mã địa điểm toàn cầu GLN;
- mã thương phẩm toàn cầu GTIN;
- mã conenơ vận chuyển theo xêri SSCC;
- mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI;
- mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN;
- mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI ;
Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1 gồm
- mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu: EAN 8, EAN 13, ITF 14;
- mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128;
- ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR...
Mỗi loại MSMV được thiết kế chỉ để ứng dụng cho một đối tượng đặc thù nên không thể thống nhất thành một được.
Cách đọc MSMV
Cách đọc mã số: Cấu trúc của mã số thương phẩm toàn cầu loại thông dụng nhất hiện nay tại Việt Nam là mã GTIN 13 gồm 13 chữ số. Khi đọc mã số này chúng ta đọc từ trái sang phải theo thứ tự sau:
- Ba chữ số đầu tiên 893 thể hiện Mã quốc gia GS1 do Tổ chức GS1 quản trị và cấp cho Việt Nam;
- Bốn, năm, sáu hoặc bảy chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định doanh nghiệp do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho tổ chức sử dụng mã số GS1;
- Năm hoặc bốn hoặc ba hoặc hai chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định vật phẩm do tổ chức sử dụng mã số GS1 quản trị và cấp cho các vật phẩm của mình;
- Chữ số cuối cùng thể hiện Số kiểm tra (được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo thuật toán xác định của GS1).
Cách đọc mã vạch: Dùng máy quét mã vạch
GEPIR là gì?
GEPIR (tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Global Electronic Party Information Registry) là một dịch vụ duy nhất, dựa trên internet cho phép truy cập các thông tin liên lạc cơ bản đối với các công ty là thành viên của GS1.
Những công ty thành viên này sử dụng hệ thống mã số thống nhất toàn cầu của GS1 để xác định các sản phẩm của họ, các địa điểm hoặc việc vận chuyển hàng hoá.
Chỉ cần đơn giản gõ mã số của sản phẩm lên mạng GEPIR, bất cứ ai cũng có thể tìm thấy chủ sở hữu các thông tin liên lạc của mã số mã vạch đó. Mã số toàn cầu phân định địa điểm GLN (Global Location Number) và Mã công-ten-nơ vận chuyển theo xê-ri SSCC (Serial Shipping Container Code) cũng có thể được sử dụng như những tiêu chí tìm kiếm.
Tham khảo trang web:https://gepir.gs1.org/ để biết chi tiết hơn
Cơ chế làm việc của GEPIR?
GEPIR hỗ trợ nhiều hình thức sử dụng khác nhau. Ví dụ dưới đây sẽ giới thiệu các chức năng chính của GEPIR.
- Tổng công ty Widgets gia nhập GS1 thông qua tổ chức thành viên của GS1 khu vực và được cấp một mã số gọi là Tiền tố Toàn cầu phân định Công ty (GCP – Global Company Prefix).
- Tổ chức thành viên của GS1 khu vực lưu trữ các thông tin liên lạc cơ bản của Widgets và đưa các thông tin này trên mạng GEPIR.
- Một cá nhân nào đó có một sản phẩm của Widgets và muốn biết các thông tin liên lạc cơ bản của Widgets. Cá nhân này đánh mã số của sản phẩm lên mạng GEPIR.
- GEPIR sử dụng phần Mã số GCP như một tài liệu tham khảo để truy ngược lại tổ chức thành viên khu vực để lấy các thông tin liên lạc.
“Việc truy cập có thể thông qua máy tính hoặc điện thoại di động cũng như các hệ thống máy móc khác có thể kết nối mạng”.
- Tổ chức thành viên khu vực đang lưu giữ các thông tin của công ty sẽ sử dụng mạng GEPIR để chuyển lại các thông tin liên lạc của Widget tới người sử dụng.
Diều cần chú ý: Khi một công ty gia nhập GS1, công ty sẽ được cấp một Mã số Tiền tố Toàn cầu phân định Công ty (GCP). GCP là một mã thống nhất có thể được sử dụng như một mã số cơ bản của công ty để xây dựng thành Mã số toàn cầu phân định thương phẩm (GTIN-Global Trade Item Nuber), Mã SSCC, Mã GLN và các mã số khác.
Ai sử dụng mạng GEPIR?
GEPIR hỗ trợ mạng lưới rộng rãi cho các hình thức sử dụng khác nhau.
- Người tiêu dùng sử dụng GEPIR để tìm kiếm thêm thông tin liên lạc ngoài thông tin đã được in trên bao gói.
- Người mua hàng trong siêu thị tìm kiếm thông tin liên lạc khi họ nhận thấy có các sản phẩm mới.
- Các nhà cung cấp ứng dụng xác nhận ai là người sở hữu mã số mã vạch.
Bạn có biết?
- GEPIR cho phép truy cập các chi tiết về thông tin liên lạc của hơn 1 triệu công ty trên 100 quốc gia.
- GEPIR là một mạng lưới kết nối dữ liệu từ các tổ chức thành viên của GS1 -những tổ chức đại diện cho GS1 tại khu vực.
- GEPIR chỉ cung cấp thông tin về các công ty hiện đang sở hữu mã số mã vạch và chi nhánh nơi bán sản phẩm. Công ty này có thể chế tạo các sản phẩm của họ bất cứ đâu trên thế giới.
- Một số lượng lớn các tổ chức, bao gồm cả các tổ chức thành viên của GS1 đã và đang phát triển các ứng dụng di động trên các thiết bị công nghệ thông tin khác nhau mà có thể giao diện với mạng GEPIR.
xin hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu đăng kí sử dụng mã số mã vạch (MSMV) cụ thể như sau:
I HOÀN THIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÍ
a) Hồ sơ đăng ký gồm:
1. Bản Đăng kí sử dụng MSMV đã điền đầy đủ thông tin, thủ trưởng kí tên, đóng dấu (02 bản);
2. Bản sao "Giấy phép kinh doanh" hay "Quyết định thành lập" (01 bản);
Lưu ý - Cần bản phô tô công chứng - trong trường hợp doanh nghiệp chưa có con dấu pháp nhân.
3. Bảng đăng kí danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN, theo mẫu (02 bản).
b) Mức phí
TT |
Sử dụng mã doanh nghiệp |
Phí đăng kí cấp và hướng dẫn sử dụng |
Phí duy trì |
1 |
Mã doanh nghiệp 8 chữ số (phân bổ được cho trên 1.000 dưới 10.000 loại sản phẩm) |
1.000.000 |
1.000.000 |
2 |
Mã doanh nghiệp 9 chữ số (phân bổ được cho trên 100 dưới 1.000 loại sản phẩm) |
1.000.000 |
500.000 |
3 |
Mã doanh nghiệp 10 chữ số (phân bổ cho dưới 100 loại sản phẩm) |
1.000.000 |
500.000 |
Lưu ý 1: Khi đăng kí sử dụng, doanh nghiệp phải đóng phí đăng kí và phí duy trì cho năm đầu tiên. Trường hợp DN đăng ký sử dụng MSMV sau ngày 1/7 thì mức phí duy trì nộp trong năm đăng ký bằng 50% mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định trên.
Mười bước để thực hiện mã vạch
- Bước 1: Đăng kí sử dụng Mã doanh nghiệp GS1
- Bước 2: Cấp mã số
- Bước 3: Chọn phương pháp in mã vạch
- Bước 4: Chọn môi trường quét “chính”
- Bước 5: Chọn mã vạch
- Bước 6: Chọn cỡ mã vạch
- Bước 7: Định dạng phần văn bản của mã vạch
- Bước 8: Chọn màu mã vạch
- Bước 9: Chọn điểm đặt mã vạch
- Bước 10: Thiết lập kế hoạch chất lượng mã vạch